PHAN SINH TẠI THẾ
Xin chào, nếu là thành viên trong ban quản trị thì bạn hãy đăng nhập vào đây.
PHAN SINH TẠI THẾ
Xin chào, nếu là thành viên trong ban quản trị thì bạn hãy đăng nhập vào đây.



 
PortalTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýTổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) TintucTổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) BaoTổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) LichphungvuTổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) SuytuTổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) SongloichuaTổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) LichsudongTổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) HinhanhĐăng Nhập

Đôi nét về Dòng Phan Sinh Tại Thế


           Thánh Phanxicô sinh năm 1182 tại Átxidi, Ý, và qua đời ngày 3.10.1226. Hai năm sau, Đức giáo hoàng Grêgôriô IX đã phong thánh cho ngài. Phụng vụ Giáo Hội cử hành lễ kính nhớ ngài vào ngày 4.10 hàng năm.
           Vào năm 1209, được ơn Chúa kêu gọi, Phanxicô bắt đầu sống cuộc đời hoán cải và chính Chúa đã chỉ cho ngài phải sống theo thánh Phúc Âm. Thánh nhân đã từ bỏ mọi sự, một lòng một dạ bước theo vết chân Chúa Kitô nghèo khó và chịu đóng đinh, sống khó nghèo triệt để và yêu mến thập giá Đức Kitô.
           Phong cách và lối sống của ngài đã làm say mê và lôi cuốn rất nhiều người thuộc mọi thành phần xã hội. Được Thiên Chúa soi sáng giúp đỡ, thánh Phanxicô đã thành lập ba Dòng: một cho các người nam sống đời tu trì, gọi là Dòng Anh em Hèn mọn; một cho các chị em sống đời đan sĩ tu kín, dưới sự dẫn dắt của thánh nữ Clara, gọi là Dòng Chị Em Clara (Thanh bần); và một cho các anh chị em giáo dân, gồm những người sống độc thân hoặc đã có gia đình, gọi là Dòng các Anh Chị Em Đền tội, Dòng Ba Phan sinh hay là Dòng Phan Sinh Tại Thế.
           Dòng Phan Sinh Tại Thế là một hiệp hội bao gồm những anh chị em giáo dân, độc thân hoặc có gia đình, và các linh mục triều, được Chúa Thánh Thần mời gọi, chọn Chúa Kitô là Thầy hướng dẫn, là Đấng lãnh đạo và là trung tâm đời sống. Theo gương thánh Phanxicô, anh chị em dấn thân sống Phúc Âm và làm chứng cho Phúc âm giữa trần gian bằng đời sống và lời nói.
           Anh chị em sống quy tụ lại với nhau thành huynh đệ đoàn và hội họp với nhau theo định kỳ, để cầu nguyện, học hỏi và chia sẻ Phúc Âm, sinh hoạt huynh đệ và làm việc tông đồ bác ái, trong sự hiệp nhất với Giáo Hội địa phương, dưới sự điều hành và linh hoạt của một Ban Phục vụ gồm những anh chị giáo dân cũng là Phan Sinh Tại Thế, với sự trợ giúp của một vị Trợ úy.
           Linh đạo Dòng Phan Sinh Tại Thế đã trải qua tám thế kỷ và sản sinh biết bao hoa trái thánh thiện cho Giáo Hội và xã hội. Luật sống của anh chị em sau nhiều lần được bổ khuyết nhằm thích nghi theo thời gian và hoàn cảnh biến chuyển, nay vẫn tiếp tục được Giáo Hội nhìn nhận và đặt rất nhiều kỳ vọng. Với Bản Luật Dòng đã Đức giáo hoàng Phaolô VI phê chuẩn vào năm 1978, chúng ta có thể tóm kết lối sống của anh chị em như sau:

           “Luật và đời sống của anh chị em Phan Sinh Tại Thế là: tuân giữ Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo gương thánh Phanxicô Atxidi, Đấng đã chọn Đức Kitô làm nguồn cảm hứng và trung tâm đời sống của mình, trong tương quan với Thiên Chúa và loài người. Đức Kitô, quà tặng tình thương của Chúa Cha, là con đường dẫn tới Chúa Cha, là sự thật mà Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào, là sự sống mà chính Người đã đến để ban dồi dào cho chúng ta. Trên hết mọi sự, anh chị em Phan Sinh Tại Thế hãy thấm nhuần việc đọc Phúc Âm thường xuyên, bằng cách đi từ Phúc Âm đến cuộc sống và từ cuộc sống đến Phúc Âm” (L PSTT. 4).
Latest topics
» Báo HDPS 08-2011
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 2:56 pm by thietke01

» Báo HDPS 07-2011
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 2:56 pm by thietke01

» Báo HDPS 06-2011
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 2:55 pm by thietke01

» Báo HDPS 05-2011
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 2:53 pm by thietke01

» Báo HDPS 04-2011
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 2:33 pm by thietke01

» Báo HDPS 03-2011
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 2:25 pm by thietke01

» LÁ THƯ TRỢ ÚY tháng 8 - 2011
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 12:39 pm by thietke01

» LÁ THƯ TRỢ ÚY tháng 7 - 2011
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 12:23 pm by thietke01

» LÁ THƯ TRỢ ÚY tháng 6 - 2011
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 12:15 pm by thietke01

Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011)
Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Icon_minitimeSat Aug 20, 2011 11:13 am by thietke01
Tài liệu chuẩn bị cho chủ đề chính
trong Tổng Tu Nghị Dòng PSTT
(từ ngày 22 – 29.10.2011, tại Braxin)


“ĐƯỢC PHÚC ÂM HÓA
ĐỂ RA ĐI PHÚC ÂM HÓA”


Hôm 18.04.2009, Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI đã ngỏ lời với Gia đình Phan sinh trong dịp Tu nghị Chiếu:

Tổng Tu Nghị Dòng PSTT (từ ngày 22 – 29.10.2011) Brazil “Các bạn thân mến, lời cuối cùng tôi muốn nói với các bạn cũng là lời mà Đức Giêsu Phục sinh đã ủy thác cho các môn đệ Người: “Anh em hãy đi!” (x. Mt 28, 19; Mc 16, 15) ... và hãy tiếp tục “tu sửa ngôi nhà” của Chúa Giêsu Kitô là Hội Thánh Người. ... Như Phanxicô, anh em hãy luôn bắt đầu từ chính anh em”.

Như một phiến đá sống động trong Hội Thánh, Dòng Phan Sinh Tại Thế can dự vào sứ vụ này. Tổng Tu Nghị lần thứ XIII diễn ra tại Braxin, sát bên ngôi Thánh đường Đức Bà Aparecia, sẽ bàn tới chủ đề “Được Phúc Âm hóa để ra đi Phúc Âm hóa”. Để biến cố này mang lại hoa trái, chúng tôi mời gọi hết thảy các Huynh Đệ Đoàn Quốc gia, Miền và Địa phương đảm nhận và suy nghĩ trước để làm cho Tu nghị được thêm phong phú.

CÔNG CUỘC TÂN PHÚC ÂM HÓA [1]


“Tân Phúc Âm hóa” là can đảm đề ra những nẻo đường mới, nhằm đáp trả lại sự biến chuyển của các hoàn cảnh và các điều kiện mà Giáo hội đang phải đối mặt, theo lời Giáo hội kêu gọi, để công bố và sống Tin Mừng ngày hôm nay.
“Tân Phúc Âm hóa” trước hết là một hoạt động thiêng liêng có khả năng khôi phục lại trong thời đại chúng ta lòng can đảm và sức mạnh tràn đầy nơi các Kitô hữu tiên khởi và nơi những nhà truyền giáo đầu tiên.
Một cuộc “Tân Phúc Âm hóa” cũng có nghĩa là táo bạo nêu lên câu hỏi về Thiên Chúa trong bối cảnh những vấn đề hiện nay, bằng cách đó hoàn thành tính chất đặc thù của sứ vụ Giáo hội và chỉ cho thấy viễn tượng Kitô giáo soi sáng biết là dường nào cho các vấn đề lớn trong lịch sử như chưa từng bao giờ thấy.
“Tân Phúc Âm hóa” mời gọi chúng ta dấn thân đối thoại với thế giới hiện nay, không phải nhằm giới hạn các cộng đoàn và các cơ cấu chúng ta lại, nhưng là chấp nhận thách đố tham dự vào những thực tại hiện nay, làm sao để nói và làm chứng tại những khu vực đó, từ bên trong. Đây là một hình thức tử đạo trong thế giới hôm nay, thậm chí dấn thân đối thoại với những hình thức mới đây của chủ nghĩa vô thần hiếu chiến hoặc chủ nghĩa thế tục cực đoan, mà mục đích của những chủ nghĩa đó là loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người.
Một cuộc “Tân Phúc Âm hóa” có nghĩa Giáo hội phải xác tín duy trì mọi nỗ lực, nhằm hiệp nhất hết thảy mọi Kitô hữu lại trong việc cùng nhau làm chứng cho thế giới biết về quyền lực làm biến đồi và mang tính ngôn sứ của sứ điệp Phúc Âm. Nền công lý, hòa bình, việc chung sống với tha nhân và quản lý tạo thành mang tính chất đại kết trong những thập niên qua.
“Tân Phúc Âm hóa” là một lời mời gọi các cộng đoàn Kitô hữu đặt niềm tin tưởng lớn lao hơn nữa vào Thánh Thần là Đấng hướng dẫn họ trong dòng lịch sử. Bằng cách đó, các cộng đoàn Kitô hữu mới có thể vượt thắng được cơn cám dỗ là nỗi sợ hãi.
Tiếp đến, “Tân Phúc Âm hóa” có nghĩa là hành động tại các Giáo hội địa phương chúng ta, để đặt ra một kế hoạch nhằm lượng giá các hiện tượng đã được đề cập tới trước đây, như một cách nhằm chuyển giao một cách thực tiễn Tin Mừng hy vọng.
“Tân Phúc Âm hóa” muốn nói tới việc mỗi người một lần nữa đốt cháy lên nơi mình tâm tình của Thánh Phaolô, công bố rằng: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1Cr 9, 16).

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN THIẾT ĐỂ TÂN PHÚC ÂM HÓA [2]

“Những ai chân thành đến tiếp xúc với Đức Kitô không thể nào giữ Người ở lại với họ, nhưng họ phải ra đi loan báo Người.
Do đó, vấn đề không phải là phát minh ra một “chương trình mới”. Chương trình đã có sẵn: kế hoạch đã được tìm thấy trong Tin Mừng và trong Truyền thống sống động, mãi mãi vẫn là như thế. Rốt cuộc, trọng tâm kế hoạch ở nơi chính Đức Kitô, Đấng đã được biết tới, được yêu mến và bắt chước, sao cho trong Người, chúng ta có thể sống sự sống của Ba Ngôi; và cùng với Người, chúng ta làm cho lịch sử được thay hình đổi dạng cho tới khi lịch sử được hoàn tất nơi Giêrusalem trên trời.
Đây là một chương trình không hề thay đổi theo sự luân chuyển của các thời đại và các nền văn hóa, dù kể cả khi chương trình đó có quan tâm tới thời đại và văn hóa, nhằm đối thoại thực sự và chuyển thông cách hiệu quả”.
Có những ưu tiên nổi bật mà Thánh Thần đang kêu gọi chúng ta hướng tới, qua lời tuyên khấn sống Phúc Âm trong Dòng Phan Sinh Tại Thế phù hợp với Luật Dòng. Vấn đề ở đây là việc chúng ta dấn thân một cách dứt khoát.

Sống thánh thiện
Mục tiêu chính của công cuộc tân phúc âm hóa phải là đem lại sức sống mới cho lý tưởng nên thánh của tín hữu, đó là sống đời Kitô hữu bình thường với tiêu chuẩn cao. Một sự thánh thiện được biểu lộ bằng cách chúng ta làm chứng cho Đức tin, đức bác ái không giới hạn của chúng ta, yêu mến sống và đem ra thực hành trong mọi sinh hoạt hằng ngày của chúng ta (x. L DPSTT 2).

Sống cầu nguyện
“Các cộng đoàn Kitô hữu chúng ta phải thực sự trở thành “những trường học” cầu nguyện, nơi cuộc gặp gỡ với Đức Kitô được diễn tả không chỉ qua việc khẩn cầu sự trợ giúp, nhưng còn là tạ ơn, ngợi khen, thờ lạy, chiêm ngưỡng, lắng nghe và nhiệt tâm sùng kính, cho tới khi con tim thực sự “yêu say đắm”. Cầu nguyện một cách cao độ, vâng, nhưng điều đó không làm chúng ta xao lãng việc dấn thân vào lịch sử: bằng cách cởi mở con tim cho tình yêu của Thiên Chúa, lời cầu nguyện cũng cởi mở con tim chúng ta ra với tình yêu đối với anh chị em chúng ta, và làm cho chúng ta có khả năng uốn nắn lịch sử cho phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa”. “Nếu người rao giảng không cầu nguyện, kết cục người ấy sẽ “rao giảng chính mình” (x 2Cr 4, 5) và những lời người ấy rao giảng sẽ bị biến thành “lời huyên thiên chẳng liên quan gì tới Thiên Chúa” [3], (x. L DPSTT Cool.

Tham dự Thánh lễ Chúa Nhật

“Sự thật về cuộc Phục sinh của Đức Kitô là sự kiện căn nguyên, trên đó đặt nền tảng cho đức tin Kitô hữu. Chúng ta không biết ngàn năm mới mang lại gì nhiều cho chúng ta, nhưng chúng ta chắc chắn rằng ngàn năm mới được an toàn trong đôi tay Đức Kitô; bằng cách cử hành Cuộc Vượt Qua của Người vào mọi Chúa Nhật, Giáo hội sẽ tiếp tục tỏ cho mọi thế hệ biết “trục bản lề đích thực của lịch sử, mà mầu nhiệm lúc khởi nguyên và số phận chung cuộc của lịch sử đang dẫn tới đó”. “Điều thế giới đang cần, đó là tình yêu Thiên Chúa; thế giới cần được gặp gỡ Đức Kitô và tin vào Người. Vì lý do đó, Thánh Thể là nguồn mạch và là đỉnh điểm trong sứ vụ Giáo hội” [4], (L DPSTT Cool.

Sống Bí tích Hòa Giải
“Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!” (Lc 18, 13). Đối diện với cơn khủng hoảng “cảm thức về tội”, chúng ta được mời gọi tái khám phá ân sủng của Bí tích Hòa Giải. Những quà tặng của Chúa đến từ Đấng biết rõ trái tim con người (x. L DPSTT 7).

Sống lắng nghe Lời
“Trong cuộc đối thoại này với Thiên Chúa, bản thân chúng ta hiểu và tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề sâu sa nhất ẩn giấu trong con tim chúng ta. Chỉ Thiên Chúa mới đáp ứng lại được cơn khát nằm trong trái tim mọi người!”. “Gốc rễ tội lỗi là ở chỗ không chịu lắng nghe Lời của Thiên Chúa” [5], (L DPSTT 4).

Sống loan báo Lời
“Trách nhiệm chúng ta không phải là giới hạn việc gợi lên các giá trị được chia sẻ cho thế giới; đúng hơn, chúng ta cần phải đạt tới việc loan báo rõ ràng lời Chúa. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới trung thành với mệnh lệnh của Đức Kitô: sẽ không có việc phúc âm hóa, trừ khi danh tính, giáo huấn, đời sống, các lời hứa, Vương quốc và mầu nhiệm Đức Giêsu Nagiarét, Con Thiên Chúa, được công bố” [6].
“Đức Giêsu đã truyền lệnh cho chúng ta chuyển thông mạc khải này tới những người khác với thẩm quyền của Người. Mọi Kitô hữu phải cầu nguyện xoay quanh tư tưởng sau đây: nhờ lòng Chúa xót thương, con người cũng có thể đạt tới ơn cứu độ bằng nhiều cách thức khác, thậm chí khi chúng ta không rao giảng Phúc Âm cho họ; nhưng đối với chúng ta, phải chăng chúng ta có thể đạt được ơn cứu độ, nếu bỏ qua hoặc sợ hãi hoặc xấu hổ - điều mà Thánh Phaolô gọi là “hổ thẹn vì Tin Mừng” – hoặc do những ý nghĩ sai lạc mà chúng ta lại không rao giảng Tin Mừng?” [7]. “Rõ ràng việc loan báo lời Chúa đòi hỏi chứng từ bằng đời sống nơi người đó là một dữ kiện vốn hiện diện trong lương tâm Kitô hữu ngay từ lúc khởi đầu, thậm chí trong những hoàn cảnh bị bách hại. Việc đó không có gì làm chúng ta phải sợ hãi. Chính Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Người: “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15, 20) [8], (x. L DPSTT 6).

Đời sống trong các Huynh đệ đoàn
Trước khi đưa ra những kế hoạch thực tiễn, chúng ta cần phải cổ võ một linh đạo hiệp thông. Trên hết mọi sự, linh đạo hiệp thông chỉ cho thấy việc chiêm ngưỡng Ba Ngôi ngự trị trong chúng ta, và chúng ta cũng phải nhìn thấy ánh sáng của mầu nhiệm Ba Ngôi chiếu sáng trên khuôn mặt của anh chị em chung quanh chúng ta. [...] Chúng ta không nên ảo tưởng: trừ khi chúng ta đi theo nẻo đường thiêng liêng này, các cơ cấu hiệp thông bên ngoài chỉ mới phục vụ một mục đích rất nhỏ bé. Các cơ cấu hiệp thông bên ngoài đó có thể trở thành máy móc mà không có linh hồn, “những mặt nạ” hiệp thông hơn là diễn tả và nói lên sự tăng trưởng (x. L DPSTT 5 và Cool.

Sống Sứ vụ
Bắt đầu từ sự hiệp thông trong nội bộ Giáo hội, đức bác ái tự trong bản chất mở ra thành sứ vụ, một sự phục vụ mang tính phổ quát. Nếu thực sự chúng ta khởi sự lại từ việc chiêm ngưỡng Đức Kitô, chúng ta phải học biết nhận ra Người một cách đặc biệt trên khuôn mặt những con người mà chính Người muốn đồng hóa với họ: đó là những người nghèo [...]. Nếu không có hình thức phúc âm hóa thông qua đức bác ái này và nếu không làm chứng cho đức nghèo khó Kitô giáo, chính là hình thức tiên quyết của đức bác ái, thì việc loan báo Tin Mừng có nguy cơ bị hiểu lầm (x. L DPSTT 6 – 19).

Theo dấu chân Đức Maria
“Hoạt động tông đồ mục vụ của chúng ta sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả, nếu như chúng ta không học tập Đức Maria để cho mình được rập khuôn nhờ tác động của Thiên Chúa ở trong chúng ta”. [9] Trong công cuộc tân phúc âm hóa, tương tự vào Lễ Ngũ Tuần đầu tiên, Đức Maria có vị trí của Mẹ” [10], (x. L DPSTT 9).

Sự ưu việt của ân sủng
“Luôn luôn có một cơn cám dỗ ngáng trở mọi lộ trình thiêng liêng và hoạt động mục vụ: đó là cơn cám dỗ cho rằng những kết quả tùy thuộc vào khả năng chúng ta hành động và lên kế hoạch. Điều tai hại là quên rằng “không có Đức Kitô, chúng ta chẳng có thể làm được gì” (x. Ga 15, 5), (x. L DPSTT 4).

SỨ VỤ CHÚNG TA, TRONG TƯ CÁCH LÀ ACE/PSTT

Khi Đức Gioan Phaolô II tiếp kiến Tu nghị Quốc tế Dòng Phan Sinh Tại Thế vào ngày 22.11.2002, ngài đáp lại các câu hỏi, hướng dẫn cách vững chắc Dòng Phan Sinh Tại Thế hướng tới tương lai là Đức Kitô. Ba lần, ngài đã khích lệ chúng ta: Giáo hội chờ đợi nơi anh chị em ... theo như Luật Dòng điều 3 “bản luật hiện tại thích nghi Dòng Phan Sinh Tại Thế với các đòi hỏi và mong mỏi của Hội Thánh trong những hoàn cảnh thay đổi của thời đại”.

“[...] Lúc này anh em phải nhìn về tương lai và chèo ra chỗ nước
sâu: Duc in altum!” (Lc 5, 4).

Giáo hội kỳ vọng nơi Dòng Phan Sinh Tại Thế một sự phục vụ lớn lao cho chính nghĩa của Vương Quốc Thiên Chúa trong thế giới ngày nay. Giáo hội mong muốn Dòng anh chị em trở nên một mẫu gương cho sự hiệp nhất ở mọi cấp trên bình diện tổ chức, cơ cấu và đoàn sủng, như thế để anh chị em tỏ mình ra cho thế giới như một “cộng đoàn yêu thương” (L PSTT 22). Từ nơi anh chị em, những người Phan Sinh Tại Thế, Giáo hội đợi chờ một chứng tá can đảm và kiên định về đời sống Kitô hữu và Phan sinh, chứng tá đó nhắm mục đích xây dựng một thế giới mang tính Phúc âm và huynh đệ hơn để Vương Quốc Thiên Chúa được thể hiện [...].
Được con người và sứ điệp Thánh Phanxicô Átxidi gợi hứng, anh chị em được kêu gọi góp phần của anh chị em, để thúc đẩy việc xuất hiện một nền văn minh, trong đó phẩm giá con người, tinh thần đồng trách nhiệm và tình yêu trở nên những thực tại sống động. Anh chị em phải đào sâu những nền tảng đích thực của tình huynh đệ phổ quát, và đi tới đâu cũng kiến tạo một tinh thần hiếu khách và tình anh em. Kiên quyết chống lại mọi hình thức bóc lột, phân biệt đối xử, loại trừ và thái độ lãnh đạm đối với tha nhân. Là những người Phan Sinh Tại Thế, do ơn gọi, anh chị em sống cảm thức anh chị em thuộc về Giáo hội và thuộc về xã hội như là những thực tại không hề tách biệt nhau. Vì lý do đó, trước hết mọi sự, đòi hỏi cá nhân anh chị em phải làm chứng tại nơi anh chị em đang sống: “trước hết, trong đời sống gia đình; trong công việc; trong những lúc vui mừng và đau khổ; trong các tổ chức [của anh chị em] với hết thảy mọi người nam người nữ, là anh chị em cùng một Cha; trong việc [anh chị em] hiện diện và tham gia vào đời sống xã hội; trong mối tương quan huynh đệ [của anh chị em] với toàn thể tạo thành” (THC 12, 1). Có lẽ sẽ không đòi hỏi anh chị em phải đổ máu như một vị tử đạo, nhưng chắc chắn anh chị em sẽ bị buộc phải đưa ra một chứng từ rõ rệt và vững vàng trong việc chu toàn những lời anh chị em đã thề hứa trong bí tích Thánh tẩy và Thêm Sức, là những lời hứa mà anh chị em đã lặp lại và được củng cố qua việc anh chị em tuyên khấn trong Dòng Phan Sinh Tại Thế [...].

“THƯA CÁC ANH, VẬY CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?” (Cv 2, 37)

Tại một Huynh đệ đoàn – cấp địa phương, miền, quốc gia và quốc tế - có thể chúng ta thỏa thuận được với nhau về các yếu tố trong một dự phóng mục vụ (các mục tiêu và các phương pháp, việc huấn luyện và đánh giá mỗi một anh chị em, việc theo đuổi những phương tiện cần thiết), để tạo điều kiện cho việc công bố Đức Giêsu đạt tới được với mọi người, sắp xếp được các cộng đoàn, đào sâu sự hiểu biết về xã hội và văn hóa, nhờ làm chứng cho các giá trị Phúc Âm, như Đức Giáo hoàng yêu cầu Thánh Phanxicô. Tuy nhiên, phải có một sự táo bạo mới mẻ mới khuyến khích được mỗi một người trong chúng ta, các huynh đệ đoàn, Dòng Phan Sinh Tại Thế chúng ta và Giới Trẻ Phan Sinh. “Sự tuân phục (parrêsia) đức tin cần phải có sự can đảm của lý trí mới cân xứng” [11].
Những người trẻ, các gia đình, những người đang đau khổ, hoạt động chính trị, các nền văn hóa ...vv, tất cả mọi lãnh vực của con người đều trông đợi nơi anh chị em Phan Sinh Tại Thế. Lời mời gọi mãnh liệt phát xuất từ Luật Dòng “đi từ Phúc Âm đến cuộc sống và từ cuộc sống đến Phúc Âm” là một thực tiễn khôn ngoan khi người ta phải chọn lựa, cả trên bình diện cá nhân hoặc trên bình diện cộng đoàn, và tạo thuận lợi cho việc quan sát dựa trên “dấu chỉ thời đại”.

Cần phải Phúc Âm hóa:

Các gia đình – là cung thánh sự sống và tình yêu
Gia đình là cung thánh sự sống và tình yêu, và ngày nay cần phải được hỗ trợ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bằng nhiều cách, cơ chế hôn nhân đang bị tấn công bởi não trạng đương thời và sự chỗi dậy các lối suy nghĩ biến thân xác và giới tính trở nên tầm thường. Lời Chúa tái khẳng định sự thiện độc đáo của hữu thể nhân loại, được tạo dựng là nam là nữ và được kêu gọi hướng tới một tình yêu chung thủy, hỗ tương và phong nhiêu [12]. Không gì có thể thay thế gia đình. Cần thiết phải có một sự chăm sóc mục vụ cao độ và mạnh mẽ đối với gia đình. Phải cổ võ một chính sách xác thực đối với gia đình và phải tôn trọng các quyền lợi của gia đình, như là một đối tượng của xã hội. Luật Dòng chúng ta kêu gọi chúng ta quan tâm tới điều này (L DPSTT 17, THC 24).

“Phanxicô, con hãy đi sửa lại Nhà Ta đang đổ nát”.

Cổ võ thành lập GTPS và các nhóm Thiếu nhi Phan sinh

Việc giáo dục thật cấp bách, nhu cầu cấp bách là chuyển giao cho các thế hệ mới những giá trị căn bản để sống và cư xử cho đúng đắn. Một khi lương tâm không còn được giáo dục nũa, thì ánh sáng chân lý cũng sẽ không còn được lĩnh hội. Nhiều người xem việc nói ra sự thật cũng giống như là quá “độc đoán”. Lối suy nghĩ như thế dẫn tới việc hoài nghi sự sống là sự thiện (“được sống, điều đó có tốt không?”). Đặc biệt một kiểu sống “ghét bỏ chính mình” trong những nền văn hóa nào đó đang phát triển, và tính chất hiệu lực của các mối tương quan và những lời cam kết làm nên cuộc sống trở thành một điều gì đó mang tính tương đối. Thực sự đang cần phải có những nhà giáo dục đích thực, có khả năng huấn luyện những con người có thể sống cuộc sống của họ một cách sung mãn, có thể thiết lập một tương quan sống động với Đức Giêsu Kitô, và góp phần độc đáo của họ vào thiện ích chung. Các Huynh đệ đoàn chúng ta được kêu gọi: vì nhiều thành viên là các bậc cha mẹ, đích thân một số họ lại có kinh nghiệm về sự hàm hồ này trong nền giáo dục. Thật vậy, kinh nghiệm của Thánh Phanxicô và của các thánh trong Dòng Phan Sinh Tại Thế là một nguồn gợi hứng kỳ diệu cho việc huấn luyện và hoạt động giáo dục.

Huấn luyện những người huấn luyện
“Để thực sự bắt đầu việc chăm sóc mục vụ hiệu quả, chúng ta phải cổ võ công tác huấn luyện các nhà huấn luyện, bao gồm các trường học và những giảng khóa đặc biệt”. [13] Chúng ta phải biến các Huynh đệ đoàn chúng ta trở thành những nơi chốn, nơi những người trưởng thành, tự do đều được huấn luyện, sau đó tới lượt họ, họ lại có khả năng huấn luyện những người khác, có khả năng đặt câu hỏi về Thiên Chúa trong đời sống họ, trong công việc, trong gia đình. Chắc chắn đây là một trong những sự dấn thân làm nên nét đặc biệt trong công cuộc tân phúc âm hóa (x. 2Tm 2, 2). Các Huynh đệ đoàn chúng ta có nhiệm vụ hỗ trợ những người dấn thân vào các công tác giáo dục, là những công tác cần thiết cho tương lai của Giáo hội và nhân loại. Việc huấn luyện họ không thể chỉ đơn giản giới hạn vào việc chuẩn bị về mặt kỹ thuật. Đây là công tác huấn luyện hàng đầu và trên hết.

Môi trường sống của con người và môi trường tự nhiên
Nếu thiếu tôn trọng quyền được sống và quyền được chết một cách tự nhiên, nếu việc thụ thai, mang thai và sinh nở là do nhân tạo, nếu phôi thai người bị hy sinh cho việc nghiên cứu, thì kết cục lương tâm xã hội mất đi quan niệm về môi trường sự sống và kèm theo đó là mất đi quan niệm về hệ sinh thái môi trường tự nhiên. Bổn phận của chúng ta đối với môi trường được liên kết với bổn phận đối với con người, chính con người phải được quan tâm và có liên hệ tới những người khác. Ở đây đưa ra cho thấy có một sự mâu thuẫn trầm trọng giữa não trạng và cách thực hành của chúng ta hôm nay: người nào hạ giá con người, thì người ấy cũng hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho xã hội. Điều này muốn nói rằng: chúng ta, những anh chị em Phan sinh, chúng ta phải truyền đạt lô-gích Tin Mừng trong đời sống công cộng, trong chính trị, trong lãnh vực văn hóa, sức khỏe và giáo dục.

... bằng những hoạt động và các sáng kiến can đảm, nhằm xây dựng nền
văn minh tình thương (L DPSTT 14).

Việc phục vụ người nghèo trong Đức Kitô nghèo khó

Nếu thực sự chúng ta khởi sự lại từ việc chiêm ngưỡng Đức Kitô, chúng ta phải học cách nhận ra Người đặc biệt trên khuôn mặt những con người, mà Đức Kitô muốn đồng hóa Người với họ: đó là những người nghèo. Đức Kitô hiện diện một cách đặc biệt nơi người nghèo, và điều này đòi hỏi Giáo hội phải ưu tiên chọn lựa người nghèo. Trong thời đại chúng ta, cộng với những hình thức nghèo khó trong truyền thống, chúng ta cũng nghĩ tới những dạng nghèo mới: tuyệt vọng vì đời sống họ không có ý nghĩa, vì nghiện ngập ma túy, vì sợ bị bỏ rơi trong tuổi già hoặc khi bệnh tật, vì bị loại trừ hoặc bị xã hội phân biệt đối xử. Lúc này là thời điểm của “sự sáng tạo” mới trong việc bác ái, bằng sự giúp đỡ hữu hiệu nhưng cũng bằng việc “sống gần gũi” với những ai đang đau khổ. Do đó, chúng ta phải bảo đảm rằng: trong mọi cộng đoàn Kitô hữu, người nghèo phải cảm thấy như “ở nhà mình” [14]. Đây đúng là dấu chỉ đời sống và lời giáo huấn của Phanxicô: “Tôi biết Đức Kitô nghèo khó và chịu đóng đinh”. Theo gương Phanxicô, anh chị em Phan Sinh Tại Thế cũng phải cảm thấy “như ở nhà mình” với những người nghèo và cư xử khéo léo với họ (x. THC 10; 18 – 20).

Vì lý do này, việc học tập học thuyết xã hội của Giáo hội trong các
Huynh đệ đoàn chúng ta là điều cần thiết.

Truyền thông đại chúng nhằm loan báo Đức Giêsu cho mọi người
Để công cuộc tân phúc âm hóa được trở nên hữu hiệu, đòi hỏi cần phải có một sự am hiểu sâu sa và cập nhật về nền văn hóa đương đại. Ở đây, các nguồn truyền thông khác nắm giữ một vai trò chính. Người ta phải biết tới các nguồn truyền thông này dưới những hình thức thông dụng của chúng (Phanxicô đã viết thư gởi cho những đi theo ngài, cho các nhà lãnh đạo ...vv), và dưới những hình thức gần đây nhất (Maximilien Marie Kolbe đã sử dụng việc in ấn, đài phát thanh và truyền hình) và có thể sử dụng các phương tiện truyền thông đó.

Các trang mạng internet, các diễn đàn và nhiều hệ thống khác phải
được sử dụng để truyền đạt một cách hiệu quả sứ điệp của Đức
Kitô đến cho những lượng người đông đảo [15].



Các câu hỏi từ một cái nhìn khái quát về công cuộc tân phúc âm hóa

Các Huynh đệ đoàn chúng ta đang trải nghiệm những sự thay đổi đầy ý nghĩa:

1. Từ vị trí thuận lợi của công cuộc tân phúc âm hóa, chúng ta biện phân được điều gì qua việc lượng giá tình hình hiện nay trong các Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh tại địa phương?

Thế giới đang trải qua những sự đổi thay đầy ý nghĩa, dẫn đến
các hoàn cảnh và các thách đố mới: trên bình diện văn hóa
(sự tục hóa), trên bình diện xã hội (sự pha trộn các dân tộc),
trong lãnh vực truyền thông đại chúng, kinh tế, khoa học và
đời sống dân sự.

2. Những sự đổi thay đó đặt ra những vấn nạn và những thách đố gì? Đâu là các câu trả lời?

Trong công cuộc tân phúc âm hóa, các Huynh đệ đoàn chúng ta
phải được biến đổi trong nếp nghĩ, để sao cho các Huynh đệ
đoàn có thể tiếp tục thi hành sứ vụ loan báo ngay trong những
lãnh vực mới này.

3. Các Huynh đệ đoàn chúng ta phải tiến hành và chu toàn lời kêu gọi “một cuộc tân phúc âm hóa” của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II; với nhiệt huyết mới, bằng những phương pháp mới và “những cách diễn tả mới” như thế nào? Bằng những hoạt động hoặc những thay đổi cụ thể ra sao?

Thời đại chúng ta trông đợi Giáo hội đổi mới cung cách và những
hình thức loan báo Tin Mừng của Giáo hội, và tỏ cho thấy một
cách đọc mới mẻ hầu trình bày đức tin chúng ta và niềm hy vọng
ở trong chúng ta.

4. Sự cấp bách phải loan báo một cuộc truyền giáo mới có trở thành một yếu tố thường xuyên làm nên hoạt động mục vụ trong các Huynh đệ đoàn chúng ta không? Hoặc niềm xác tín về sứ vụ này cũng được thực hiện trong các Huynh đệ đoàn chúng ta và trong các cộng đoàn Kitô hữu địa phương và trong mọi hoàn cảnh đời sống chúng ta, đang sút giảm? Làm thế nào để sự xác tín đó trở thành một thực tại cụ thể?

Công cuộc tân phúc âm hóa đòi buộc phải sống lời kêu gọi ra đi
loan báo và làm chứng hứa hẹn đem lại hoa trái này.

5. Các Huynh đệ đoàn đề ra những dự phóng phúc âm hóa nào? Các Huynh đệ đoàn làm cho những thành viên của mình hiểu và huấn luyện những thành viên của mình như thế nào, để họ biết phúc âm hóa các gia đình, những người trẻ trong Giới Trẻ Phan Sinh và các thiếu nhi?
6. Chúng ta có thể chuẩn bị như thế nào cho các Huynh đệ đoàn chúng ta được phát triển, được trở nên phong phú trong công cuộc phúc âm hóa, được tiếp đón những anh chị em mới?

KẾT LUẬN

Duc in altum! Việc nhiệt tình bố trí lại công tác mục vụ đang chờ đợi chúng ta. Đây là một công tác mà tất cả mọi người trong chúng ta đều can dự. Thần khí nơi con người – Thần khí đã làm cho tâm hồn Phanxicô được chiếu sáng bởi ngọn lửa của Người, Đấng cũng đã đồng hóa ngài với mầu nhiệm Đức Giêsu nghèo khó và chịu đóng đinh, trong sự hiệp thông huynh đệ với hết mọi tạo vật và giao phó cho ngài sứ vụ vĩ đại nhất là đi tu sửa lại Giáo hội – kêu gọi Dòng Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh. Thánh Thần đã nắm giữ lấy chúng ta cho riêng Người, lúc chúng ta Tuyên khấn trong Dòng Phan Sinh Tại Thế hoặc khi chúng ta tuyên hứa trong Giới Trẻ Phan Sinh, và Người đã sai chúng ta đi khắp thế giới nhân danh Giáo hội.

“Tôi đã làm xong phần việc của tôi, xin Chúa Kitô dạy anh em làm
phần việc của anh em” (Đại Truyện 14, 3).

Lạy Đức Maria, Mẹ là sao sáng trong công cuộc tân phúc âm hóa, xin nâng đỡ và hướng dẫn chúng con trung thành trên con đường sống một đời sống phù hợp với Tin Mừng cách táo bạo hơn nữa.

“Lạy Thiên Chúa toàn năng, vĩnh cửu, công chính và từ bi, xin ban cho chúng con là những kẻ khốn nạn, thực hiện được những điều chúng con biết là Chúa muốn, và luôn luôn muốn những điều đẹp lòng Chúa, để nhờ ngọn lửa Thánh Linh thanh luyện, soi sáng và nung nấu tận tâm can, chúng con có thể bước theo vết chân Con Yêu dấu Chúa, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, và chỉ nhờ ơn Chúa trợ giúp, chúng con đến được với Chúa là Thiên Chúa tối cao, trong Ba Ngôi trọn hảo và trong mối hiệp nhất tuyệt đối, Chúa là Thiên Chúa toàn năng, Đấng hằng sống, hằng trị, và hằng được tôn vinh đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Tp của Thánh Pxc, T Td 50 – 52).

(theo www.ciofs.org – ts Giuse ofm chuyển ngữ)




[1] Lineamenta 02-02-2011 về Công cuộc Tân Phúc Âm hóa nhằm chuyển giao Đức tin Kitô giáo, các điều 5, 7, 10, 19, 24
[2] Chương này chủ yếu được gợi hứng từ các số 29 – 41 trong Tông thư (06-01-2001) Novo Millenio Ineunte
[3] Cuộc tiếp kiến ngày 01-07-1998
[4] (06-02-2010) Sứ điệp nhân CN Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2010
[5] Tông huấn Verbum Domini, các số 23, 26 và 27
[6] Tông huấn Verbum Domini, số 98
[7] Tông huấn Evangelii Nuntiandi, số 80
[8] Tông huấn Verbum Domini, số 98
[9] Tông huấn Verbum Domini, số 28
[10] Tông huấn Ecclesia in Africa, số 57 (14-09-1995)
[11] Thông điệp Fides et Ratio, số 48
[12] Tông huấn Verbum Domini 85
[13] Tông huấn (30-12-1988) Christifideles Laici, số 63
[14] Tông thư của Đức Gioan Phaolô II, (06-01-2001) Novo Millenio Ineunte, các số 49-50
[15] Tông huấn (22-01-1999) Ecclesia in America, số 6




Comments: 0
Báo hàng tháng
Báo HDPS 08-2011
Báo HDPS 07-2011
Báo HDPS 06-2011
Báo HDPS 05-2011
Báo HDPS 04-2011
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Statistics
Diễn Đàn hiện có 2 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: joseph

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 17 in 17 subjects
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 6 người, vào ngày Tue Apr 30, 2013 12:36 am